Màn hình OLED là gì? Cấu tạo và đặc điểm nổi bật của màn hình OLED

Hiện nay, nhiều thiết bị điện tử như điện thoại, tivi đã được trang bị màn hình OLED nhằm mang lại những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Tham khảo bài viết sau, Điện máy XANH sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin về màn hình OLED nhé!

1. Màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED (Organic Light Emitting Diodes) là công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các diode phát sáng và sử dụng một lớp phát xạ điện quang với vật liệu bán dẫn có khả năng phát sáng khi có dòng điện chạy qua.

2. Cấu tạo của màn hình OLED

Màn hình OLED được cấu tạo từ 4 thành phần chính:

Tấm nền: Được làm bằng thủy tinh hoặc nhựa, tấm này có chức năng chống đỡ cho các bộ phận khác của OLED.
Anode: Có tác dụng tạo ra những khoảng trống để chứa điện tích dương khi dòng điện xuất hiện.
Cathode: ​Có trách nghiệm tạo ra các điện tích âm hay electron mỗi khi có dòng điện chạy qua.
Lớp dẫn hữu cơ: ​Bao gồm hai lớp là lớp dẫn và lớp phát sáng. Lớp dẫn được cấu tạo từ các phân tử hữu cơ dẻo để giúp vận chuyển các chỗ trống từ Anode. Lớp phát sáng sẽ truyền tải electron từ Cathode.

3.  Đặc điểm của màn hình OLED

Màn hình OLED sẽ có những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm: Mang lại hình ảnh có sắc nét, độ sáng và độ tương phản cao từ đó đem đến cho người dùng những thước phim có màu sắc trông đẹp mắt và sống động hơn.

Cùng với đó, màn hình này cũng đem đến góc nhìn rộng hơn cùng khả năng tùy biến theo nhiều hình dạng khác nhau. Ngoài ra, màn hình này cũng sẽ tiết kiệm được điện năng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hiển thị.
Nhược điểm: Ngoài những ưu điểm vừa nêu trên thì màn hình OLED cũng có những nhược điểm là chi phí sản xuất cao và phức tạp, từ đó giá thành cũng sẽ cao lên.

Thỉnh thoảng, bạn cũng sẽ gặp xuất hiện hiện tượng burn-in (lỗi lưu hình ảnh) đồng thời màn hình này cũng dễ hư hỏng khi gặp môi trường ẩm thấp hay nước.

4. Ứng dụng của màn hình OLED

Màn hình OLED đem đến chất lượng hiển thị vượt trội so với nhiều công nghệ khác nên công nghệ này hiện đang được ứng dụng sản xuất trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Nổi bật là các hãng công nghệ lớn như Samsung, LG, Sony… đều đang dần áp dụng công nghệ này vào các sản phẩm tivi của mình để giúp chi tiết hình ảnh trở lên sắc nét, mịn màng và màu sắc chân thực hơn so với các thiết kế trước đó.

0